Việc niềng răng là 1 quá trình phức tạp được thực hiển bởi bác sĩ có chuyên môn cao và nhiều năm kinh nghiệm nhằm mang lại hiệu quả cao cũng như cảm giác thoải mái không đau nhức. Quy trình niềng răng tại nha khoa Sài Gòn luôn tuân thủ nghiêm ngặc theo tiêu chuẩn quốc tế, cụ thể như sau:
1. Khám xét tổng quát tình hình răng
Nội Dung Bài Viết
Bước này là bước đầu tiên của quy trình niềng răng, các nha sĩ sẽ tiến hành thăm khám, tư vấn và chụp phim, sau đó đưa ra các chỉ định như nhổ răng hay điều trị sâu răng trước khi tiến hành niềng răng. Trang thiết bị hỗ trợ cho bước này sẽ gồm có:
- Máy chụp phim toàn cảnh và sọ nghiêng.
- Phần mềm vi tính để thu thập dữ liệu và phân tích tình trạng lệch lạc các răng và hàm.
- Các phần mềm thiết kế chỉnh nha.
Đây là một trong những bước quan trọng nhất, bước này sẽ giúp cho người nha sĩ có thể vạch ra được lộ trình niềng răng cho bệnh nhân một cách chính xác nhất.
2. Lập kế hoạch điều trị và tư vấn phương pháp niềng
Sau khi đã nắm bắt được tình hình răng của bệnh nhân, các nha sĩ sẽ tiến hành lập kế hoạch niềng răng, họ sẽ đưa ra phác đồ điều trị. Sau đó sẽ tư vấn cho bệnh nhân các phương pháp niềng hiệu quả nhất đối với tình trạng răng của mình. Bước 2 này bác sĩ sẽ thực hiện những công tác điều trị sau
- Lấy dấu mẫu hàm
- Lập kế hoạch điều trị, chi phí và thời gian điều trị
- Lựa chọn loại mắc cài phù hợp
Hiện nay tại nha khoa Sài Gòn Bình Dương, chúng tôi đang áp dụng 3 phương pháp niềng răng sau cho khách hàng của mình:
- Niềng răng mắc cài kim loại
- Niềng răng mắc cài sứ
- Niềng răng trong suốt invisalign
Tùy vào tình hình của bệnh nhân mà chúng tôi sẽ tiến hành sử dụng phương pháp phù hợp.
3. Vệ sinh răng và gắn khí cụ
Khi đã thống nhất về phương pháp niềng răng thì các nha sĩ sẽ thực hiện vệ sinh răng miệng tổng quát cho bệnh nhân. Việc vệ sinh răng miệng như cạo vôi răng sẽ giúp tăng khả năng bám dính cho các khí cụ bên trong răng.
Sau khi kết thúc quá trình vệ sinh răng miệng, thì nha sĩ lắp các khí cụ vào. Những khí cụ sẽ được lắp theo trình tự như sau:
- Thun tách kẽ: Khí cụ này sẽ được lắp vào giữ các kẻ răng hàm dưới nhằm mục đích tạo kẽ để gắn các thiết bị khác.
- Dây cung: Với tác dụng tạo các lực siết, dây cung được xem là một trong những khí cụ rất quan trọng trong quá trình niềng răng.
- Hệ thống mắc cài: Là những khí cụ giúp cố định các dây cung trên răng, các mắc cài đóng vai trò giữ cho răng di chuyển đúng hướng mà dây cung siết.
- Các Hook, khâu, minivis: Với hình dạng như móc, các hook được bấm vào dây cung, hook sẽ liên kết với các band, bracket hay các minivis giúp di chuyển khối răng trước lùi ra sau khiến khớp cắn của bạn chuẩn hơn.
- Dụng cụ nong hàm: Trong quá trình niềng răng, các nha sĩ có thể sử dụng các khí cụ nong hàm. Khí cụ này giúp tạo các khoảng trống giúp răng di chuyển.
- Sáp nha khoa, máng duy trì
Xem thêm về ưu nhược điểm của các loại mắc cài
4. Theo dõi quá trình điều trị
Sau khi gắn mắc cài, bác sĩ sẽ đặt lịch hẹn định kỳ hàng tháng để bệnh nhân đến tái khám thay thun định kỳ.
Thông thường, tuân theo quy trình chỉnh nha cứ khoảng 1 tháng bệnh nhân sẽ quay lại tái khám 1 lần với bác sĩ. Lúc này, bác sĩ sẽ điều chỉnh dây cung và mắc cài sao cho hợp lý nhất. Thường thời gian đeo niềng từ 18 – 24 tháng nên trong quá trình này các bạn cần kiên nhẫn. Đồng thời, thực hiện tái khám theo đúng lịch của bác sĩ để đảm bảo hiệu quả niềng răng tốt nhất
[highlight background=”#DDFF99″ color=”#000000″]=> Xem thêm về niềng răng bao lâu sẽ có kết quả[/highlight]
5. Tháo mắc cài và mang máng duy trì
Sau khi răng đã vào vị trí thì nha sĩ sẽ tiến hành tháo mắc cài ra và cho bệnh nhân đeo mang duy trì. Thời gian niềng sẽ giao động 1 năm rưỡi đến 2 năm rưỡi tùy vào tình trạng của bệnh nhân. Sau khi kết thúc quá trình niềng răng bệnh nhân sẽ phải mang máng duy trì trong một thời gian để răng cứng cáp hơn, tránh bị chạy về vị trí cũ.
6. Cách giảm đau, khó chịu trong quá trình niềng răng:
Để có thể giảm đau và khó chịu trong quá trình niềng răng, quý khách có thể thực hiện một số cách sau đây:
- Chườm túi chườm đá hoặc thực phẩm và đồ uống lạnh
- Sử dụng máy tăm nước
- Ăn thức ăn mềm, không cứng, không dai.
- Massage nướu răng của bạn.
- Bảo vệ các mô trong miệng bằng sáp chỉnh nha.
Hi vọng với những thông tin trên có thể giải đáp được các thắc mắc của bạn. Với tình trạng đau nhức kéo dài, bạn hãy đến ngay phòng khám để nha sĩ tiến hành kiểm tra và đưa ra các chỉ định giúp giảm đau nhức.
Tiện ích - nhanh chóng - không chờ đợi.