Độ tuổi mọc răng sữa của bé bắt đầu từ khi 6 tháng tuổi và kết thúc quá trình khi 3 tuổi. Lúc này trẻ sẽ mọc 20 chiếc răng và được chia đều cho 10 chiếc hàm dưới và 10 chiếc hàm trên. Mỗi trẻ sẽ có thời gian mọc và thay răng khác nhau nên bố men cần chú ý nhiều đến tình trạng răng miệng của con.
1/ Trẻ mấy tháng sẽ mọc răng sữa ?
Nội Dung Bài Viết
Độ tuổi mọc răng sữa của bé là bao nhiêu là vấn đề mà rất nhiều bố mẹ quan tâm, bởi răng sữa vô cùng quan trọng. Nó mang chức năng ăn nhai, thẩm mỹ của trẻ và đặc biệt chúng là chiếc răng tạo và giữ chỗ cho răng vĩnh viễn mọc.
Mỗi trẻ sẽ có độ tuổi mọc răng khác nhau có thể đến sớm hoặc đến muộn hơn, nhưng thường trẻ sẽ bắt đầu mọc chiếc răng đầu tiên từ khoảng 6 tháng tuổi và sau đó hoàn thiện 20 chiếc răng sữa đến khoảng 3 tuổi. Hãy cùng xem chi tiết hơn về thời gian, vị trí mọc răng của trẻ:
6 – 9 tháng tuổi mọc răng cửa
Bắt đầu từ tháng thứ 6 hoặc có nhiều trẻ 5 tháng tuổi mọc răng sữa. Răng sữa đầu tiên mọc sẽ là chiếc răng hàm cửa hàm dưới. Và đến tháng thứ 8 thì chiếc răng cửa hàm trên sẽ bắt đầu nhú ra khỏi lợi.
Khi chiếc răng đầu tiên mọc sẽ làm cho bé đau đớn, khó chịu vì nướu bị sưng. Và lúc này trẻ sẽ cáu gắt, lười ăn, bỏ bú nên bố mẹ cần chú ý nhiều đến trẻ để trẻ không bị sụt cân trong giai đoạn này.
7 – 10 tháng răng cửa cạnh mọc
Ở độ tuổi này 2 chiếc răng cạnh răng cửa hàm trên sẽ bắt đầu mọc và hai chiếc răng cửa hàm dưới sẽ mọc muộn hơn vào tháng thứ 16 chúng sẽ bắt đầu mọc cùng với răng nanh.
Răng hàm sữa mọc từ 12 – 14 tháng
Sau khi răng cửa mọc đầy đủ thì các răng hàm sẽ xuất hiện. Các răng hàm bên ngoài ở hàm trên sẽ mọc trước. Và các răng hàm dưới sẽ mọc sau răng hàm trên một chút. Lúc này bạn cần chú ý bổ sung dinh dưỡng, canxi và flour cho trẻ trong giai đoạn này.
16 – 18 tháng răng nanh mọc
Răng nanh sẽ mọc sau răng hàm và răng cửa và nhiều trẻ mọc răng nanh muộn còn có thể mọc răng nanh ở tháng thứ 22. Vì mọc sau khi các răng bên cạnh đã mọc ổn định nên nhiều trẻ sẽ gặp tình trạng răng nanh mọc nhô ra ngoài do không đủ chỗ trên cung hàm.
20 – 30 tháng răng hàm sữa mọc
Trong giai đoạn này trẻ sẽ mọc những răng hàm cuối cùng. Các răng hàm dưới lại bắt đầu mọc trước và khi chúng mọc cố định xong thì hàm trên sẽ bắt đầu mọc. Trẻ đến 30 tháng tuổi là hoàn thiện được hàm răng sữa với 20 chiếc răng.
2/ Dấu hiệu khi đến tuổi mọc răng sữa
Khi đến tuổi mọc răng sữa sẽ làm cho bé cảm thấy khó chịu do cơ thể có nhiều thay đổi. Bố mẹ có thể tham khảo những dấu hiệu sau đây để theo dõi tình hình mọc răng của bé được tốt nhất:
- Trẻ quấy khóc, mệt mỏi, cáu bẳn và cảm thấy khó chịu chính vì vậy nên thường lười ăn, kém ăn dẫn đến sụt cân
- Nướu bị sưng đỏ, có thể là hơi viêm
- Chảy nhiều nước miếng do thời gian này nướu bị sưng, khó chịu nên kích thích tuyến nước bọt tiết ra nhiều hơn so với bình thường. Và do vòm họng của trẻ quá nhỏ không chứa được nên dẫn đến tình trạng này
- Răng chuẩn bị chồi nên sẽ làm cho nướu cảm thấy khó chịu, ngứa ngáy vì vậy nên trẻ sẽ thường nhai, cắn hoặc nghiến mọi vật xung quanh để làm được thoải mái hơn
- Hệ tiêu hóa của trẻ lúc này sẽ không tốt nên thường dẫn đến tình trạng tiêu chảy nhẹ, bé sẽ gặp tình trạng đi tướt trong vài ngày đến khi mọc chiếc răng mọc ra khỏi nướu
- Sốt nhẹ hoặc có nhiều trẻ sốt lên tới 38 độ. Nếu sốt kéo dài không thuyên giảm thì hãy đưa trẻ ngay đến viện
Mọi dấu hiệu bên trên sẽ bắt đầu xuất hiện trước khi chiếc răng mọc ra từ 3 – 5 ngày và sau khi răng mọc sẽ bắt đầu giảm dần về hết trong khoảng từ 5 – 7 ngày.
3/ Thay răng sữa bao lâu thì mọc răng vĩnh viễn
Do áp lực của răng vĩnh viễn bên dưới, răng sữa sẽ dần bị tiêu chân răng, lung lay và rụng để nhường chỗ cho răng vĩnh viễn mọc lên. Độ tuổi mọc răng sữa của bé là từ 6 tháng tuổi đến 30 tháng tuổi nhưng khi răng vĩnh viễn của trẻ bắt đầu thay sẽ trong độ tuổi từ 6 – 13 tuổi.
Và chúng sẽ được thay răng theo quy trình răng sữa nào mọc trước sẽ bắt đầu rụng trước và thay vào đó là răng vĩnh viễn. Chúng sẽ có quy trình thay răng như sau:
- Răng hàm trên: Răng cửa giữa – răng cửa 2 bên – răng hàm nhỏ – răng nanh – răng hàm lớn
- Răng hàm dưới: chúng sẽ có sự thay đổi một chút đó là răng cửa giữa – răng cửa 2 bên – răng nanh – răng hàm nhỏ – răng hàm lớn
Thời gian thay răng sữa thành răng vĩnh viễn tùy thuộc vào rất nhiều yếu tố như sau:
- Tùy thuộc vào vị trí của răng: các răng được mọc đúng vị trí, thoải mái không chen chúc nhau thì thời gian mọc răng vĩnh viễn sẽ nhanh hơn do chúng có vị trí thoải mái để mọc lên mà không tốn nhiều thời gian xô đẩy hoặc tìm vị trí khác để trồi lên
- Đặc điểm của từng chiếc răng: Với các răng có 1 chân thì thời gian mọc răng vĩnh viễn chỉ trong khoảng vài ngày. Còn với các răng nhiều chân như răng hàm thì bé sẽ mất khoảng thời gian lâu hơn từ 1 -2 tháng
- Thói quen xấu của trẻ cũng ảnh hưởng đến thời gian mọc răng của trẻ như mút tay, dùng lưỡi đẩy lợi… nó có thể làm cho nướu bị chặt hơn hoặc làm cho chỗ vừa nhổ răng bị viêm nhiễm
4/ Lưu ý gì khi bé đến tuổi mọc răng sữa
Để bé có hàm răng sữa tốt nhất, không bị sâu hay mọc lệch lạc thì trong độ tuổi mọc răng sữa bố mẹ cần lưu ý những vấn đề sau đây:
- Nên vệ sinh nướu cho bé từ khi chưa mọc răng bằng băng gạc và khi bé bắt đầu được 3 tuổi thì nên hướng dẫn bé đánh răng bằng bàn chải lông mềm ngày 2 – 3 lần
- Chú ý đến chế độ ăn uống của trẻ, nên có chế độ ăn uống khoa học, cung cấp cho cơ thể đầy đủ chất dinh dưỡng và không nên cho trẻ ăn quá nhiều thực phẩm chứa tinh bột, đường… Nhất là không nên cho bé uống sữa đêm hoặc nếu có uống thì nên súc lại miệng bằng nước lọc
- Nên loại bỏ những thói quen xấu cả trẻ để răng không mọc lộn xộn, khấp khểnh, hô móm… Một số thói quen đó là ngậm ti giả, mút tay khi ngủ, dùng lưỡi đẩy răng…
- Thời gian đầu khi bắt đầu mọc răng trẻ sẽ cảm thấy đau nhức, khó chịu và nướu bị sưng viêm nên bạn cần cho trẻ ăn những thức ăn lỏng như súp, cháo, sinh tố… và nên chia làm nhiều bữa nhỏ để đảm bảo trẻ được no và đủ chất dinh dưỡng
- Nên đưa trẻ đi khám răng định kỳ 6 tháng một lần để bác sĩ có thể theo dõi quá trình mọc răng của trẻ, khi có dấu hiệu bất thường thì sẽ có phương pháp điều trị kịp thời, bảo vệ hàm răng của bé tốt nhất
Ở độ tuổi mọc răng sữa là giai đoạn vô cùng quan trọng đối với hàm răng vĩnh viễn của trẻ sau này, bởi vậy bố mẹ cần luôn chú ý đến chế độ dinh dưỡng
Tiện ích - nhanh chóng - không chờ đợi.