Ngậm nước muối khi bị viêm Amidan- Nên và không.

Ngậm nước muối hàng ngày tốt cho răng miệng và cổ họng thì ai cũng biết, thế nhưng liệu người bị viêm Amidan có nên ngậm nước muối và ngậm như thế nào là đúng cách?

Hằng năm, có hàng triệu người trên thế giới mắc viêm amidan. Đây là tình trạng các amidan sưng đỏ, viêm tấy do sự tấn công ồ ạt của vi khuẩn, virus gây hại. Viêm amidan gây ra các triệu chứng khó chịu cho người bệnh như: sót, rát đau họng, ho, khàn tiếng.

1. Viêm amidan có nên ngậm nước muối ?

Viêm amidan tuy không quá nguy hiểm, nhưng lại gây ra một số triệu chứng khó chịu, ảnh hưởng tới sức khỏe và chất lượng cuộc sống. Do đó, việc tìm ra phương pháp điều trị nhanh lại an toàn là mong mỏi của rất nhiều người bệnh. Trong đó, nhiều người truyền tai nhau về cách chữa viêm amidan bằng nước muối. Vậy viêm amidan có nên ngậm nước muối không? 

cat viem amidan co nguy hiem khong

 

Trả lời cho câu hỏi này, đa số các bác sĩ cho rằng, người bệnh có thể ngậm nước muối, đây là một biện pháp tốt giúp giảm thiểu tình trạng viêm nhiễm do bệnh gây ra.

Xem thêm  Phục hình răng bị mất do tai nạn

2. Súc miệng bằng nước muối có tác dụng gì ?

Lý giải vấn đề này, các bác sĩ cũng cho biết thêm, viêm amidan là hiện tượng tổn thương tuyến amidan do vi khuẩn hoặc virus gây ra.Từ đó khiến 1 hoặc 2 cục amidan trong cổ họng bị sưng lên, viêm và gây đau. Đây cũng là lý do gây ra các triệu chứng sốt cao, sưng amidan, khó chịu ở cổ họng. Mà trong muối có thành phần sát khuẩn, khử trùng rất tốt nên có thể tiêu diệt các vi khuẩn, các mảng bám trong vòm họng và các hốc amidan, ngăn chặn sự sinh sôi và phát triển của chúng, giúp amidan giảm tình trạng sưng viêm amidan, nhanh chóng làm liền vết viêm nhiễm.

3. Sách súc miệng bằng nước muối

Sử dụng muối để đẩy lùi viêm amidan có cơ chế tác động như sau:

  • Rút nước của vi khuẩn, ngăn chặn sự sinh sôi và phát triển của chúng, đồng thời sát khuẩn, diệt khuẩn ở miệng.
  • Loại bỏ các vết viêm, phù nề, sưng tấy bằng cách hút nước từ các mô bị sưng.
  • Ngăn ngừa nhiễm trùng, kích thích niêm mạc, tăng tuần hoàn máu, loại bỏ axit và phục hồi độ pH ở cổ họng.

3.1 Ngậm, súc nước muối đúng cách

Cách thực hiện vô cùng đơn giản. Người bệnh có thể mua nước muối sinh lý 0,9% tại các hiệu thuốc hoặc tự pha nước muối để ngậm tại nhà. Bạn chỉ cần lấy 1 – 2 thìa muối hạt cho vào cốc nước ấm, khuấy đều cho tan hết để súc miệng. Cũng có thể pha 9g muối với 1 lít nước sôi để nguội để dành sử dụng trong ngày nếu công việc bận rộn. Không nên dùng với liều lượng quá mức cho phép vì có thể khiến cổ họng bị tổn thương.

Xem thêm  Tẩy trắng răng bằng đèn Whitemax có an toàn không ?

suc mieng nuoc muoi mang den nhieu loi ich bat ngo 1

Cách thực hiện súc miệng nước muối đúng cách: 

  • Ngậm một ngụm nước muối, súc họng sao cho muối chạm thanh họng và dùng hơi đẩy nước lên để tạo thành tiếng kêu khò khò.
  • Nhổ nước ra, lặp lại từ 2 – 3 lần để giúp cổ họng dễ chịu hơn. 
  • Súc lại miệng bằng nước sôi để nguội để tống các mảng bám và vi khuẩn gây hại ra ngoài.

3.2 Súc miệng bằng nước muối ngày mấy lần và khi nào?

Kiên trì thực hiện 3 – 4 lần/ngày, nhất là các buổi sáng tối sẽ giúp cải thiện đáng kể tình trạng bệnh.

Ngậm nước muối trước hay sau khi đánh răng?

3.3 Súc miệng bằng nước muối có tốt không?

Mặc dù súc miệng bằng nước muối là phương pháp được khuyến khích sử dụng. Tuy nhiên, khi áp dụng biện pháp này, để tránh tổn thương cần lưu ý những vấn đề sau đây:

  • Không dùng muối có nồng độ cao hơn 0,9% vì dễ làm tổn thương tế bào niêm mạc họng, gây thừa muối ảnh hướng lâu dài đến sức khỏe.
  • Để tăng hiệu quả, nên súc miệng trước khi súc họng, đồng thời nên ngửa cổ ra sau để nước muối được tiếp xúc với cuống họng.
  • Với người bị viêm amidan, nên súc họng 3 giờ/lần, quan trọng nhất là buổi sáng khi mới thức dậy và buổi tối trước khi đi ngủ.
  • Cần súc miệng lại bằng nước lọc, nước sôi để nguội nhằm rửa lượng muối còn đọng lại và loại bỏ các mảng bám đã bong, rã ra sau khi súc miệng bằng nước muối. 
  • Cần kiêng rượu bia, chất kích thích, thuốc lá, đồ lạnh, thức ăn cay nóng, gia vị hăng, đậm và hạn chế tiếp xúc với môi trường ô nhiễm nhiều bụi bẩn.
  • Cần bổ sung các thực phẩm giàu vitamin C và các dưỡng chất cần thiết để tăng cường sức đề kháng và sức khỏe giúp chống lại bệnh tật, hồi phục nhanh các tổn thương
Xem thêm  Nhổ răng rồi có nên trồng răng không?

suc mieng nuoc muoi chua viem hong 7

Như vậy, bạn đã có thể giải đáp thắc mắc “viêm amidan có nên ngậm nước muối” rồi phải không nào. Sử dụng muối để làm giảm dấu hiệu viêm amidan là một phương pháp không chỉ đơn giản, dễ thực hiện, chi phí thấp mà hiệu quả mang lại cũng cực bất ngờ. Vì vậy, chẳng có lý do gì mà chúng ta không áp dụng cách này ngay khi nhận thấy triệu chứng đầu tiên của bệnh cả.

Đánh giá post
bookingred
ĐẶT HẸN ONLINE

Tiện ích - nhanh chóng - không chờ đợi.

Đặt hẹn ngay

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *