Tuy nhiên, trong suốt quá trình mọc và thay răng của trẻ luôn có những nguy cơ tiềm ẩn mà cha mẹ sẽ không dễ dàng nhận thấy được mà cần phải kết hợp kiểm tra lâm sàng bởi những bác sĩ nha khoa kinh nghiệm. Tuy nhiên, cha mẹ cần theo dõi quy trình mọc răng, kết hợp với kiểm tra, nhận biết sớm những dấu hiệu trên răng sữa nhằm hạn chế được những dấu hiệu có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của xương hàm và sự mọc răng vĩnh viễn sau này của trẻ.
1. Quá trình mọc răng ở trẻ
Nội Dung Bài Viết
Nhiều bậc phụ huynh luôn lo lắng, tự đặt câu hỏi: “1 chiếc răng sữa mọc trong bao lâu?”. Tùy vào cơ địa, sự phát triển hay chế độ dinh dưỡng mà trẻ nhỏ sẽ có thứ tự khác nhau đôi chút. Trẻ sẽ nhú chiếc răng đầu tiên vào khoảng tháng thứ 6 và cơ bản mọc đầy đủ vào độ 2 tuổi hoặc 2 tuổi rưỡi. Tuy nhiên, có những trẻ răng mọc rất sớm hoặc mọc răng muộn tùy vào thể trạng mỗi bé.
Bình thường khi được 6 tháng tuổi, chiếc răng đầu tiên sẽ dần nhú lên. Đầu tiên là răng cửa hàm dưới rồi đến răng cửa hàm trên, răng cối sữa thứ nhất, sau đó là răng nanh. Khi răng cối sữa thứ hai mọc lên thì toàn bộ răng sữa đã mọc đủ. Nếu đã 13 tháng tuổi mà vẫn chưa mọc răng thì có thể khẳng định trẻ bị mọc răng chậm.
Thứ tự mọc răng ở trẻ sẽ diễn ra theo quá trình như sau:
- Tháng thứ 7: bé sẽ mọc răng cửa
- Tháng thứ 11: mọc đầy đủ 4 răng cửa giữa (2 hàm trên và 2 hàm dưới)
- Tháng thứ 15: 4 răng cửa bên
- Tháng thứ 19: 4 răng hàm nhỏ bắt đầu mọc lên
- Tháng thứ 23: 4 răng nanh mọc lên
- Tháng thứ 27: tiếp tục mọc thêm 4 răng số 5
- Răng vĩnh viễn sẽ mọc khi trẻ từ 6 đến 12 tuổi.
2. Trẻ chậm mọc răng là như thế nào?
Trẻ 9 tháng chưa mọc răng có sao không? Chậm mọc răng là tình trạng thường gặp ở trẻ nhỏ. Chậm một vài tuần hay chỉ 1 đến 2 tháng sẽ không có gì quá đáng ngại. Nếu qua 12 tháng tuổi mà chưa có chiếc răng sữa nào nhú lên thì bé nhà bạn nằm trong trường hợp chậm mọc răng.
Chậm mọc răng có thể là do sinh lý của trẻ hoặc chế độ dinh dưỡng chưa hợp lý. Tuy nhiên, nếu sau 12 tháng mà chưa mọc răng, bạn nên đưa trẻ tới nha khoa để khám và xử lý kịp thời.
3. Nguyên nhân khiến trẻ chậm mọc răng
Nguyên nhân khách quan
- Do di truyền: Nếu xem xét tiểu sử gia đình có ai gặp vấn đề chậm mọc răng, thì bé nhà bạn có thể cũng tương tự.
- Sinh sớm/muộn khác nhau: Trường hợp sinh non sẽ có khả năng mọc răng chậm hơn so với những trẻ sinh đủ ngày.
- Nhiễm khuẩn khoang miệng. Nếu trẻ bị viêm lợi, thì có thể bị mọc răng chậm. Vi khuẩn và nấm phát triển trong khoang miệng khiến lợi bị tổn thương, răng không thể mọc lên được. Trường hợp này khoang miệng sẽ có mùi hôi, trẻ hay quấy khóc.
Nguyên nhân chủ quan
Trẻ bị mọc răng chậm có thể đến từ nhiều nguyên nhân chủ quan sau:
Do suy tuyến giáp
Do thiếu vitamin D: Vitamin giúp tổng hợp canxi – một chất cần thiết cho việc mọc răng ở trẻ.
Do thiếu canxi: Canxi bên cạnh việc tốt cho sự phát triển ở trẻ mà còn góp phần quan trọng vào quá trình mọc răng.
Do thiếu MK7 (một loại vitamin K2)
Hấp thụ quá nhiều Photpho
Suy dinh dưỡng
Trẻ mắc một số bệnh lý: Hội chứng Down hoặc trẻ có vấn đề về tuyến yên cũng có thể bị mọc răng chậm
Tiện ích - nhanh chóng - không chờ đợi.