Răng hàm có thay được không?

Răng hàm đóng vai trò là một trong những nhóm răng cực kỳ quan trọng, giữ vai trò ăn nhai chính của cả hàm răng, hỗ trợ nghiền nát thức ăn để cho việc hấp thu chất dinh dưỡng đi nuôi cơ thể được tốt hơn. Theo đó răng hàm có thay không là thắc mắc phổ biến mà nhiều người quan tâm. Để giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về vấn đề này thì Nha Khoa Sài Gòn xin được chia sẻ một số thông tin giải đáp trong bài viết dưới đây. Cùng tham khảo nhé!

Răng hàm là gì? 

Trước khi đi giải đáp cho vấn đề thắc mắc răng hàm có thay không thì chúng ta hãy cùng tìm hiểu sơ lược quá trình phát triển của răng như thế nào nhé! Cụ thể bộ răng sữa con người có tổng cộng 20 cái gồm 4 răng cửa giữa, 4 răng cửa bên, 4 răng nanh cùng 8 răng hàm hay còn gọi là răng cối. Còn bộ răng vĩnh viễn thì có 32 cái với 4 răng cửa giữa, 4 răng cửa bên, 4 răng nhanh, 8 răng hàm nhỏ và 12 răng hàm lớn tính cả răng khôn.

Theo đó răng hàm lớn là răng sẽ đảm nhiệm chịu lực chính, là răng mọc thêm gồm 3 răng cuối tại mỗi phần hàm trên dưới trái phải trong trường hợp có răng khôn. Còn 2 răng hàm sữa khi thay răng trở thành 2 răng hàm nhỏ hay gọi là răng nanh. Răng sữa sẽ thay vào tầm cuối từ 6 – 12 tuổi nhưng mà còn tùy từng bé mà lượng thời gian này có thể xê xích.

Xem thêm  5 Lý do nên niềng răng cho trẻ em

rang ham co thay duoc khong

 

Răng hàm đóng vai trò chính trong quá trình ăn nhai

Bao nhiêu tuổi thì trẻ mọc răng hàm?

Bình thường khi bước sáng 6 tuổi là trẻ bắt đầu quá trình thay răng sữa. Quá trình này kéo dài đến hết năm 12 hoặc 13 tuổi. Thứ tự thay răng sữa ở trẻ em diễn ra cụ thể như sau:

  • Từ 6 – 7 tuổi: Thay răng cửa
  • Từ 7 – 8 tuổi: Thay răng cửa 2 bên
  • Từ 9 – 10 tuổi: Thay các răng hàm nhỏ
  • Từ 10 – 11 tuổi: Thay răng nanh sữa
  • Từ 11 – 12 tuổi: Thay răng hàm lớn

Nói chung giai đoạn trẻ thay răng sữa khá quan trọng nên phụ huynh cần lưu ý đặc biệt. Hãy đưa trẻ đi thăm khám nha khoa định kỳ nhằm đảm bảo sức khỏe răng miệng tốt nhất, răng hàm mọc khỏe mạnh, đều đẹp và đặc biệt không mắc các bệnh lý về răng miệng.

Răng hàm có thay không? 

Như mọi người cũng đã biết, răng sữa đến một thời điểm nhất định sẽ rụng đi rồi thay vào đó là những chiếc răng vĩnh viễn với độ cứng chắc tốt hơn để đảm bảo việc ăn nhai hoàn thiện nhất. Riêng đối với vấn đề răng hàm có thay không thì ta cần chia ra thành 02 trường hợp cụ thể như sau:

rang ham so 7

 

Răng hàm có thay không? 

Răng hàm có thay răng

Đây là trường hợp khi mà chiếc răng hàm trong bộ răng sữa mọc trước đó đến tuổi thay răng thì nó bắt đầu lung lay, rụng hết đi để mầm răng mới nhô lên. Thường răng hàm lớn số 1, răng hàm lớn số 2 ở cả 2 hàm răng sữa chính là những chiếc răng sữa được thay thành răng vĩnh viễn trong độ tuổi từ 10 – 12. Những chiếc răng hàm có thay răng này gọi là răng tiền hàm khi thay răng thành răng vĩnh viễn.

Xem thêm  Trồng răng sứ mất bao lâu thì xong

Lúc trẻ trong độ tuổi thay răng sữa thì các bậc phụ huynh cần lưu ý không được tự tiện nhổ răng sữa tại nhà vì nó có thể dẫn đến phát sinh nhiều biến chứng nguy hiểm. Tốt nhất các bạn nên đưa con yêu đến các địa chỉ nha khoa uy tín để bác sĩ thăm khám xem đã đủ để nhổ chưa và tùy vào hướng mọc răng để cho cách nhổ đảm bảo an toàn nhất.

Răng hàm không thay răng

Trường hợp răng hàm mà không thay răng chính thuộc chiếc răng hàm lớn số 3, còn được gọi là răng hàm số 6, 7 trong bộ răng vĩnh viễn. Vì nó là những chiếc răng vĩnh viễn tự mọc lên, không liên quan đến quá trình thay răng sữa như những chiếc khác trên cung hàm nên không cần thay răng và đồng thời cần được bảo vệ cẩn thận

Đồng thời đây cũng là những chiếc răng mọc lên sau cùng vào độ tuổi tầm 13 trở đi. Nên chúng giữ chức năng chính quan trọng nhất giúp việc ăn uống hàng ngày được tốt nhất.

5/5 - (1 bình chọn)
bookingred
ĐẶT HẸN ONLINE

Tiện ích - nhanh chóng - không chờ đợi.

Đặt hẹn ngay

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *